Kỹ sư chế tạo máy một
trong những ngành nghề rất có triển vọng trong tương lai vậy công việc của kỹ
sư chế tạo máy là gì các bạn hãy cùng theo dõi qua bài viết chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
Công việc của kỹ sư
chế tạo máy là làm những gì?
Hầu hết
Các kỹ sư chế tạo máy sẽ làm việc riêng ở phòng thiết kế, kỹ thuật, dự án ở
những viện nghiên cứu quốc gia, nhà máy, công ty cơ khí, trong các công trình.
Hoặc các kỹ sư cơ khí sẽ đảm nhận việc sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng
các sản phẩm cơ khí, thiết bị máy và dây chuyền thiết bị công nghiệp.
Công việc của kỹ sư chế tạo máy bao gồm:
– Thứ 1: Thiết kế, lập kế hoạch lên bản vẽ cho các loại máy móc, thiết
bị cơ khí phục vụ cho sản xuất như máy thu hoạch trong nông nghiệp; dây chuyền
sản xuất đồ uống, thực phẩm; dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng; máy vò lúa,
máy cày; máy móc đóng gói, đóng chai, đóng hộp…
– Thứ 2: Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí và giám sát tất cả quá
trình sản xuất các thiết bị đó ( từ hình thành cho đến khâu đưa vào hoạt động).
Công việc này đòi hỏi kỹ sư chế tạo máy phải có kiến thức, kinh nghiệm về gia
công chế tạo máy và các phần mềm đồ họa của chuyên ngành.
Các kỹ sư sẽ thiết
kế, lắp đặt máy móc, thiết bị cơ khí:
– Vận hành, kiểm tra, lập kế hoạch và thực hiện việc chi tiết vận hành,
bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, xử lý sự cố các hệ thống máy móc của nhà máy, xí
nghiệp, công ty, xưởng công nghiệp.
Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO trong tương
lai.
– Tham gia gia công tất cả các
sản phẩm cơ khí như phay, tiện, hàn, bào, khoan,hàn xì gia công trên các máy vạn năng CNC tại các
xưởng cơ khí, xí nghiệp hay công ty cơ khí.
– Thi công, lắp đặt
và trực tiếp giám sát quản lý việc thi công máy móc, cầu trục , cổng trục và nhiều
thiết bị nâng hạ khác, dây chuyền sản xuất cho các khu công trình, nhà máy
nhiệt điện, thủy điện, xi măng, đóng tàu…
Hy vọng qua bài viết
trên các bạn hiểu rõ hơn được về công việc của kỹ sư chế tạo máy.