Pages

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ - Nguyên do vì đâu?

Báo cáo từ Bộ GTVT, Tổng thầu EPC cho biết vướng mắc lớn nhất hiện nay của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là vốn. Nguyên do vì tổng thầu đang nợ nhà thầu phụ Việt Nam 400 tỷ đồng.
Chiều 2/3, Thứ trưởng phụ trách dự án Nguyễn Hồng Trường chủ trì cuộc họp giao ban định kỳ với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện và triển khai các giải pháp cụ thể để đảm bảo tiến độ thi công cho các hạng mục còn lại của Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Báo cáo tổng thể về Dự án, ông Dư Giang - Giám đốc điều hành dự án (thuộc Tổng thầu EPC) cho biết về tình hình triển khai thi công 12 nhà ga, cụ thể các ga Cát Linh, ga La Thành, ga Thái Hà, ga Láng, ga Thanh Xuân 3, bến xe Hà Đông chậm từ 9 đến 22 ngày so với tiến độ được đề ra.
Ông Giang lý giải, nguyên nhân chậm trễ là vì nghỉ Tết dài, huy động nguồn nhân lực chậm, tổng thầu nợ thầu phụ cũng lớn.
Vướng mắc lớn nhất ở đây là về vốn, ông Giang cho hay. Theo thống kê của Tổng thầu, nguồn tiền tổng thầu đang nợ nhà thầu phụ là 400 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ban QLDAĐS, vấn đề giải ngân, thanh toán của Tổng thầu cho các nhà thầu phụ rất chậm do có vướng mắc trong việc điều chuyển tiền từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Ban QLDA kiến nghị Bộ GTVT đã có ý kiến với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, Tổng thầu EPC để có thể chuyển trực tiếp tiền giải ngân của Dự án về tài khoản chính của Tổng thầu EPC tại Việt Nam, đồng thời có giải pháp về thủ tục nhằm giảm bớt khâu trung gian giải ngân.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã ghi nhận những kết quả của Tổng thầu EPC, các nhà thầu Việt Nam đã có trách nhiệm cao trong việc cùng với Bộ GTVT trong việc cố gắng sớm đưa dự án vào khai thác.
Với mục tiêu của dự án là cuối năm 2016 sẽ phải kết thúc và đi vào vận hành, Thứ trưởng yêu cầu Tổng thầu, nhà thầu phụ phải nhanh chóng chốt tiến độ, cụ thể hoàn thành cơ bản 10 nhà ga vào cuối tháng 4; ga Cát Linh, ga Văn Khê hoàn thiện vào cuối tháng 7. Các khu Depot hoàn thành vào cuối tháng 9. Từ tháng 6 trở đi, tiến hành làm đường ray và tà vẹt để hoàn thiện đường chạy tàu, hệ thống điện; song song với đó là kế hoạch đưa đoàn tàu về Việt Nam lắp đặt.
Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường có yêu cầu đối với tất cả nhà thầu phụ Việt Nam đẩy nhanh tiến độ thi công đưa máy móc thiết bị hiện đại vào thi công trên cơ sở tận dụng tối đa mọi nguồn vốn sẵn có của mình, cùng Bộ GTVT, UBND Hà Nội sớm đưa dự án vào đê khai thác hiệu quả.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho biết, Bộ GTVT sẽ có văn bản gửi Công ty HH Tập đoàn Cục 6 yêu cầu lãnh đạo Tổng thầu, Tư vấn giám sẽ sát phải có mặt thường xuyên tại Việt Nam để kịp thời giải quyết, tháo gỡ vướng mắc. Vào đầu tháng 3 sẽ cùng Bộ họp giao ban tại Việt Nam để giải quyết về vốn, thủ tục thanh quyết toán.

Thứ trưởng đề nghị Tổng thầu ký hợp đồng với các nhà thầu phụ đồng thời sẽ phải triển khai tất cả các gói thầu; thương thảo nhanh hợp đồng thiết bị; giải quyết nhanh tất cả những vấn đề còn tồn đọng về các hạng mục phụ trợ của dự án.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Ray điện xuất xứ Đài Loan

Sản phẩm ray điện dẫn điện cho thiết bị cầu truc, cổng trục. Chính do đó hệ thống này phải rất được quan tâm vì nó liên hệ đến sự vận hành của cầu trục, cổng trục. Cồng trục và cầu trục sở hữu khiến cho việc được thì phải do hệ thống này. Trên thị phần ngày nayvới rất nhiều sản phẩm trôi nổi. ví như khách hàng không để ý sẽ rất dễ tìm phải sản phẩm là hàng fake , hàng kém chất lượng , hàng nhái . thành ra các bạn hãy tuyển lựa cho mình một nhà phân phôi tin tưởng để người mua sở hữu thể luôn yên tâm khi đến đây. Ray điện của Dlmeco được du nhập xịn từ Đài Loan, nên với chất lượng rất cao và luôn trong hiện trạng sẵn sàng chuyên dụng cho người dùng lúc Anh chị cần tới. sở hữu lực lượng thợ kinh nghiệm, chuyên nghiệp nghề sẽ đáp ứng mọi buộc phải của người mua . Dlmeco – chất lượng hàng đầu!

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Xe máy “Tàu” ngày ấy, bây giờ: Phá bĩnh và... mở đường (Phần 2)

        Từ góc nhìn khác, xe “Tàu” và trào lưu xe giá rẻ của những năm đầu thập niên trước còn có công lớn khi khởi sự cho ngành công nghiệp hỗ trợ xe máy.

        Nhờ trào lưu xe giá rẻ, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp và gia đình làng nghề kim khí đã đi lên từ mức độ gia công linh - phụ kiện chất lượng “hầm bà lằng” để trở thành những nhà cung cấp phụ trợ lớn hiện nay. Đó cũng là điều góp phần giúp những chiếc xe máy mang các thương hiệu nổi tiếng có được tỷ lệ nội địa hóa cao, ví dụ nhiều mẫu xe hiện nay của Honda Việt Nam đã đạt được tỷ lệ nội địa hóa lên đến trên 90%. Với một thị trường 3 triệu xe/năm, khi có được tỷ lệ nội địa hóa lớn như vậy, giá xe máy không thể không rẻ. Cuộc cạnh tranh thực sự và khốc liệt cũng đã bắt đầu và ngày càng khốc liệt.

        Nhìn rộng ra, chính trào lưu đó đã có vai trò thúc đẩy cho ngành công nghiệp xe máy Việt Nam phát triển để trở thành một trong những trung tâm công nghiệp xe máy lớn trên thế giới. - Đầu thập niên 2000, những chiếc xe máy Trung Quốc (mà nhiều người vẫn quen gọi là xe “Tàu”) bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Hai thương hiệu nổi tiếng nhất và có vai trò mở đường là Loncin và Lifan.

        Khi mới xuất hiện trên thị trường, những chiếc xe máy mang thương hiệu Loncin với kiểu dáng nhang nhác (thực tế là nhái gần như hoàn toàn) những chiếc Wave hay Dream của Honda đã thổi một luồng gió mới vào thị trường xe máy Việt Nam. Những chiếc xe này có giá bán khoảng 12-14 triệu đồng. Tiếp bước ngay sau đó là Lifan, những chiếc xe này thậm chí còn có giá bán thấp hơn, chỉ nhỉnh trên mức10 triệu đồng chút ít.

       Nếu so với hiện nay, mức giá này không phải là thấp. Nhưng tại thời điểm ấy, khi mà giá bán của những chiếc xe Honda, Suzuki hay Yamaha đều phổ biến từ 20 - 30 triệu đồng, vài mẫu xe còn ở mức giá cao hơn, thì thực sự những chiếc xe “Tàu” thực sự đã tạo nên một cú sốc trên thị trường xe máy Việt Nam lúc bấy giờ.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Xe máy “Tàu” ngày ấy, bây giờ: Phá bĩnh và... mở đường (P.1)

       Hơn 10 năm trôi qua đã vẽ nên một bức tranh thú vị mà các loại xe máy có xuất xứ từ Trung Quốc là nhân vật trung tâm.
        Từ cuộc xâm nhập của dòng xe “Tàu” đến trào lưu xe giá rẻ đã tạo nên những tác động mạnh mẽ đến thị trường VN và ngành công nghiệp xe máy Việt Nam. Mà bản chất, trào lưu đó đã gây ra sức ép đến các hãng xe máy lớn và nổi tiếng lúc bấy giờ, hầu hết là các thương hiệu này đến từ Nhật Bản.

        Trong cuộc chơi mà xe “Tàu” là kẻ đã khởi xướng, có lẽ Honda khi ấy là hãng xe chịu nhiều tổn thất nhất. Với các hãng xe lớn, có lẽ hãng xe “Tàu” chính là kẻ phá bĩnh đáng ghét nhất. Song trong một thị trường đã có quá nhiều tiềm năng như Việt Nam mà khi đa phần người tiêu dùng đều vui vẻ chấp nhận và thậm chí còn cảm ơn những chiếc xe “Tàu”, những chiếc xe giá rẻ mà không quan trọng hóa vấn đề về xuất xứ, thương hiệu, các hãng xe lớn đã buộc phải lao vào cuộc chơi.

        Điển hình như là Honda. Với vị thế của một nhà sản xuất đang chiếm lĩnh thị phần số một, có lợi thế về nguồn lực và công nghệ, nhà liên doanh đến từ xứ sở mặt trời mọc đã gia nhập sân chơi xe máy giá thấp với loại dòng sản phẩm đầu tiên là Wave Alpha. Và cũng kể từ đó đến nay, Honda đã luôn trở thành thương hiệu dẫn đầu ở ngay tại phân khúc xe giá thấp.

        Chính vì sự tham gia của “ông lớn” Honda đã tạo nên một thị trường xe máy giá thấp thực thụ. Cũng đã có những nhận định rằng, nếu không có xe “Tàu”, nếu không có sự tham gia của Honda và sau đó là rất nhiều hãng xe khác như SYM, CPI, Suzuki hay Yamaha dù ở các mức độ khác nhau, thì cho đến nay, chưa chắc người dân Việt Nam đã được dùng những chiếc xe máy giá thấp. Thậm chí rằng nếu so sánh về giá trị, chưa cần tính tới vàng, thì những chiếc xe máy có tầm giá dưới mức 20 triệu đồng hiện nay còn rẻ hơn rất nhiều so với những chiếc Loncin hay Lifan “đời đầu” của hơn 10 năm về trước.
 

Cơ khí cầu trục


Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates